dự án giải tỏa công suất nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 chính thức khánh thành
31/01/2024 (0) Nhận xét
Sau 13 tháng thi công "thần tốc", hôm nay (7-4) dự án giải tỏa công suất nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (Khánh Hòa) chính thức khánh thành, tránh được việc phải đền bù 1 triệu USD/ngày cho nhà đầu tư nếu không kịp tiến độ.
Ông Nguyễn Đức Tuyển (giám đốc Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung - CPMB) cho biết dự án giải tỏa công suất nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 mà ông lẫn các cộng sự đã rút ra được nhiều bài học quý giá từ những công trình thuộc diện trọng điểm quốc gia.
Dự án quan trọng cho nền kinh tế đất nước
* Tầm quan trọng và tính cấp bách của dự án đến mức nào mà Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực luôn phát đi những công điện "khẩn" vậy thưa ông?
- Cụm dự án này được xác định vừa là công trình trọng điểm, vừa mang tính cấp bách nhằm kịp thời giải tỏa công suất cho nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (gọi tắt Vân Phong 1) và các nhà máy năng lượng tái tạo trong khu vực. Đồng thời góp phần đảm bảo điện cho khu vực Nam Trung Bộ và miền Nam trong những năm tiếp theo.
Tính cấp bách của dự án là phải hoàn thành trước tháng 12-2022, nếu không kịp tiến độ thì ngành điện buộc phải đền bù (1 triệu USD/một ngày) cho nhà đầu tư Vân Phong 1 (Nhật Bản) theo hợp đồng đã ký.
Dự án TBA 500kV Vân Phong và đấu nối được khởi công ngày 26-9-2021, đóng điện vận hành ngày 23-12-2022. Dự án ĐZ 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân và dự án ĐZ 500kV đấu nối TBA 500kV Thuận Nam vào ĐZ 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân được thi công từ ngày 26-6-2021 đóng điện nghiệm thu vào ngày 30-12-2022.
Chúng tôi xem dự án quan trọng không chỉ riêng với ngành điện mà cho cả nền kinh tế đất nước. Từ đó tập trung cao độ, bám sát công trường ở hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, vướng ở đâu tháo gỡ ngay ở đó. Đúng 13 tháng thi công, dù chỉ có một mùa khô nhưng chúng tôi đã về đích đúng hạn.
* Ngoài khó khăn khi chỉ có duy nhất một mùa khô để thi công, còn có những khó khăn nào đến với dự án?
- Trước khi triển khai, chúng tôi cũng lường trước các khó khăn từ địa hình thi công cho đến thời tiết. Chúng tôi chỉ có một mùa khô với nắng rát cháy da. Còn mùa mưa có tháng số ngày mưa lên tới 20 ngày/tháng. Điều này ảnh hưởng ghê gớm đến tiến độ, nếu không có sự sâu sát sẽ khó lòng đảm bảo. Trong khi đó, dự án lại vắt qua một địa hình từ mặt biển, đầm lầy đến rừng nguyên sinh. Đây là những khó khăn mà các đơn vị phải liên tục giải quyết tháo gỡ.
Ngoài ra, khi dự án bắt đầu thi công lại đúng thời điểm cả nước đang căng mình chống dịch COVID-19. Khi ấy các địa phương phải ưu tiên chống dịch, việc giải phóng mặt bằng có lúc gần như "nằm im". Điều này ảnh hưởng lớn đến tiến độ.
Các nhà thầu thi công cũng gặp khó khi di chuyển do phải thực hiện "3 tại chỗ", "2 điểm đến, 1 cung đường", cũng như việc cung ứng vật tư từ nước ngoài về bị gián đoạn. Tiếp đến, chiến sự ở Nga - Ukraine xảy ra, chúng tôi phải căng thẳng tìm phương án dự phòng bởi nhiều vật tư, thiết bị được sản xuất ở đây.
Ngoài việc tìm nguồn dự phòng, chúng tôi phải thường xuyên cập nhật tiến độ, giám sát vận chuyển của các nhà thầu để đánh giá các tình huống. Vì tính cấp bách của dự án, có trường hợp nhà thầu phải chọn phương án vận chuyển thiết bị về bằng đường hàng không thay vì đường biển để bù lại thời gian.
* Qua dự án "thần tốc" này, những bài học kinh nghiệm quý giá nào được rút ra thưa ông?
- CPMB đã thực hiện nhiều dự án trên cả nước nhưng chưa bao giờ tiến độ lại gấp gáp như dự án này. Qua đây cho thấy, muốn đẩy nhanh tiến độ thì công tác chuẩn bị đầu tư là yếu tố quyết định đầu tiên.
Dự án này được chuẩn bị từ năm 2014, đến năm 2020 mới phê duyệt và thiết kế kỹ thuật. Thật sự với dự án lớn như thế này cần có thời gian tối thiểu 2 năm để triển khai, trong khi dự án này chỉ có 1 mùa khô nên khá rủi ro.
Tuy vậy, chúng tôi gặp thuận lợi khi được cả hệ thống chính trị vào cuộc, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các bộ ngành trung ương và lãnh đạo hai tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận đã linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành từ tỉnh đến huyện, xã...
Từ đó, người dân nơi công trình đi qua hiểu được tầm quan trọng của dự án, cho nên việc kiểm đếm, đền bù được triển khai nhanh. Trong dự án cấp bách này, chúng tôi cũng thành lập ban chỉ đạo tiền phương và bốn ban tiền phương đặt tại hai tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận đền bù đến đâu là thi công đến đó, đảm bảo tiến độ từng ngày từng giờ trên công trường.
Việc đẩy nhanh tiến độ thi công cũng cần thiết có sự phối hợp với các đơn vị trong quá trình nghiệm thu, thực hiện nghiệm thu song song với quản lý vận hành để tránh mất thời gian.
Chúng tôi cũng cho rằng với một dự án cấp bách, quan trọng thì cần thông tin sớm và đầy đủ. Có như vậy, chính quyền và người dân mới hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng để đồng lòng triển khai.
Việc phản ánh hết những khó khăn, thách thức để cùng nhau thực hiện và cũng để cổ vũ được tinh thần vượt khó của các đơn vị, tạo nên không khí thi đua sôi nổi nhằm hoàn thành công trình đúng tiến độ cam kết.
Ông Nguyễn Đức Tuyển (giám đốc Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung - CPMB) cho biết dự án giải tỏa công suất nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 mà ông lẫn các cộng sự đã rút ra được nhiều bài học quý giá từ những công trình thuộc diện trọng điểm quốc gia.
Dự án quan trọng cho nền kinh tế đất nước
* Tầm quan trọng và tính cấp bách của dự án đến mức nào mà Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực luôn phát đi những công điện "khẩn" vậy thưa ông?
- Cụm dự án này được xác định vừa là công trình trọng điểm, vừa mang tính cấp bách nhằm kịp thời giải tỏa công suất cho nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (gọi tắt Vân Phong 1) và các nhà máy năng lượng tái tạo trong khu vực. Đồng thời góp phần đảm bảo điện cho khu vực Nam Trung Bộ và miền Nam trong những năm tiếp theo.
Tính cấp bách của dự án là phải hoàn thành trước tháng 12-2022, nếu không kịp tiến độ thì ngành điện buộc phải đền bù (1 triệu USD/một ngày) cho nhà đầu tư Vân Phong 1 (Nhật Bản) theo hợp đồng đã ký.
Dự án TBA 500kV Vân Phong và đấu nối được khởi công ngày 26-9-2021, đóng điện vận hành ngày 23-12-2022. Dự án ĐZ 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân và dự án ĐZ 500kV đấu nối TBA 500kV Thuận Nam vào ĐZ 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân được thi công từ ngày 26-6-2021 đóng điện nghiệm thu vào ngày 30-12-2022.
Chúng tôi xem dự án quan trọng không chỉ riêng với ngành điện mà cho cả nền kinh tế đất nước. Từ đó tập trung cao độ, bám sát công trường ở hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, vướng ở đâu tháo gỡ ngay ở đó. Đúng 13 tháng thi công, dù chỉ có một mùa khô nhưng chúng tôi đã về đích đúng hạn.
* Ngoài khó khăn khi chỉ có duy nhất một mùa khô để thi công, còn có những khó khăn nào đến với dự án?
- Trước khi triển khai, chúng tôi cũng lường trước các khó khăn từ địa hình thi công cho đến thời tiết. Chúng tôi chỉ có một mùa khô với nắng rát cháy da. Còn mùa mưa có tháng số ngày mưa lên tới 20 ngày/tháng. Điều này ảnh hưởng ghê gớm đến tiến độ, nếu không có sự sâu sát sẽ khó lòng đảm bảo. Trong khi đó, dự án lại vắt qua một địa hình từ mặt biển, đầm lầy đến rừng nguyên sinh. Đây là những khó khăn mà các đơn vị phải liên tục giải quyết tháo gỡ.
Ngoài ra, khi dự án bắt đầu thi công lại đúng thời điểm cả nước đang căng mình chống dịch COVID-19. Khi ấy các địa phương phải ưu tiên chống dịch, việc giải phóng mặt bằng có lúc gần như "nằm im". Điều này ảnh hưởng lớn đến tiến độ.
Các nhà thầu thi công cũng gặp khó khi di chuyển do phải thực hiện "3 tại chỗ", "2 điểm đến, 1 cung đường", cũng như việc cung ứng vật tư từ nước ngoài về bị gián đoạn. Tiếp đến, chiến sự ở Nga - Ukraine xảy ra, chúng tôi phải căng thẳng tìm phương án dự phòng bởi nhiều vật tư, thiết bị được sản xuất ở đây.
Ngoài việc tìm nguồn dự phòng, chúng tôi phải thường xuyên cập nhật tiến độ, giám sát vận chuyển của các nhà thầu để đánh giá các tình huống. Vì tính cấp bách của dự án, có trường hợp nhà thầu phải chọn phương án vận chuyển thiết bị về bằng đường hàng không thay vì đường biển để bù lại thời gian.
* Qua dự án "thần tốc" này, những bài học kinh nghiệm quý giá nào được rút ra thưa ông?
- CPMB đã thực hiện nhiều dự án trên cả nước nhưng chưa bao giờ tiến độ lại gấp gáp như dự án này. Qua đây cho thấy, muốn đẩy nhanh tiến độ thì công tác chuẩn bị đầu tư là yếu tố quyết định đầu tiên.
Dự án này được chuẩn bị từ năm 2014, đến năm 2020 mới phê duyệt và thiết kế kỹ thuật. Thật sự với dự án lớn như thế này cần có thời gian tối thiểu 2 năm để triển khai, trong khi dự án này chỉ có 1 mùa khô nên khá rủi ro.
Tuy vậy, chúng tôi gặp thuận lợi khi được cả hệ thống chính trị vào cuộc, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các bộ ngành trung ương và lãnh đạo hai tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận đã linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành từ tỉnh đến huyện, xã...
Từ đó, người dân nơi công trình đi qua hiểu được tầm quan trọng của dự án, cho nên việc kiểm đếm, đền bù được triển khai nhanh. Trong dự án cấp bách này, chúng tôi cũng thành lập ban chỉ đạo tiền phương và bốn ban tiền phương đặt tại hai tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận đền bù đến đâu là thi công đến đó, đảm bảo tiến độ từng ngày từng giờ trên công trường.
Việc đẩy nhanh tiến độ thi công cũng cần thiết có sự phối hợp với các đơn vị trong quá trình nghiệm thu, thực hiện nghiệm thu song song với quản lý vận hành để tránh mất thời gian.
Chúng tôi cũng cho rằng với một dự án cấp bách, quan trọng thì cần thông tin sớm và đầy đủ. Có như vậy, chính quyền và người dân mới hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng để đồng lòng triển khai.
Việc phản ánh hết những khó khăn, thách thức để cùng nhau thực hiện và cũng để cổ vũ được tinh thần vượt khó của các đơn vị, tạo nên không khí thi đua sôi nổi nhằm hoàn thành công trình đúng tiến độ cam kết.
Nhận xét
Đăng nhận xét