Thông tin cần biết tổng quan Khu công nghiệp Đức Huệ Long An
13/02/2024 (0) Nhận xétKhu công nghiệp Đức Huệ sẽ là dự án tiếp tục khẳng định vai trò huyện kinh tế biên giới, gắn liền với trung tâm khu Kinh tế cửa khẩu Long An của huyện Đức Huệ trong giai đoạn 2020 - 2030.
Bước sang thời kỳ đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp, tăng tốc trong cuộc chạy đua giữa các đô thị vệ tinh Tp. HCM. Tỉnh Long An tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư trong/ngoài nước và ngân sách hàng ngàn tỷ đồng để triển khai các khu công nghiệp tại các huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn. Kinh tế huyện Đức Huệ cũng bước sang giai đoạn tăng tốc. Cùng với kinh tế công nghiệp, khu công nghiệp được khuyến khích xây dựng để phát triển kinh tế công nghiệp và tạo việc làm cho nguồn nhân lực địa phương.
Ngoài các dự án quy mô hàng ngàn hecta thuộc các huyện ven Tp. HCM như: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc,... tại các địa phương còn lại, nhiều dự án hàng trăm hecta cũng nối đuôi nhau ra đời.
Đầu quý 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Quốc tế Trường Hải rộng khoảng 162 ha, tổng vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng.
Tổng quan về dự án khu công nghiệp Đức Huệ, Long An- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Quốc tế Trường Hải
- Quy mô sử dụng đất: 162 ha
- Chủ đầu tư: Công ty trách nhiệm hữu hạn Khu công nghiệp Quốc tế Trường Hải
- Vị trí dự án: xã Mỹ Thạnh Bắc và xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
- Vốn đầu tư: 1.300 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Nhà đầu tư là 200 tỷ đồng
- Mục tiêu dự án: đầu tư xây dựng, kinh doanh đất có hạ tầng và kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
- Thời gian thực hiện: không quá 36 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất
- Thời hạn sử dụng đất: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư
Khu công nghiệp Đức Huệ mở đường cho kinh tế và bất động sản
Về kinh tếNhiều năm nay, Đức Huệ được xem là huyện nghèo nhất của tỉnh Long An, điều kiện kinh tế khó khăn. Nông nghiệp là ngành chủ yếu, nhưng khả năng cạnh tranh không cao. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ chưa phát triển, nên không hỗ trợ tích cực cho nông nghiệp phát triển.
Mặc dù chỉ cách Tp. HCM khoảng 42km, nhưng nhiều năm nay, kinh tế huyện Đức Huệ vẫn chưa có nhiều đột phá. Hơn hết, trước sức phát triển nhanh của huyện Đức Hòa, với cương vị là huyện liền kề, việc tạo đột phá để thay đổi là điều sớm phải diễn ra. Có thể xem Khu công nghiệp Đức Huệ là dự án đánh thức tiềm năng của huyện Đức Huệ.
Tính đến cuối năm 2019, Đức Huệ vẫn là huyện kinh tế nông nghiệp. Dự án Khu công nghiệp Đức Huệ sẽ khiến cho cơ cấu kinh tế huyện Đức Huệ thay đổi hoàn toàn trong giai đoạn 2020 - 2030, trong đó, kinh tế công nghiệp sẽ vươn lên nắm thế vị trí chủ đạo.
Đặc biệt, dự án còn tạo điều kiện việc làm cho hàng ngàn người dân địa phương. Được kỳ vọng sẽ mang lại diện mạo mới hoàn toàn cho đời sống của người dân thuộc huyện biên giới phía Bắc tỉnh Long An này.
Với mục tiêu đến năm 2030, Đức Huệ sẽ trở thành huyện phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại và kinh tế mậu dịch biên giới theo hướng hiện đại, phát triển cân bằng và bền vững. Đặc biệt có thêm sự xuất hiện của dự án Khu công nghiệp Quốc tế Trường Hải đang làm nóng lên hoạt động mua bán nhà đất tại đây.
Vốn dĩ thị trường chỉ gói gọn trong nhóm khách hàng tại địa phương nay đang đón một làn sóng đầu tư lớn từ phía Bắc. Từ đầu năm 2020, nhiều khách hàng Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đã về Đức Huệ khảo sát thị trường. Ngay sau khi dự án được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch và phê duyệt thực hiện trong cuối năm 2020, hàng loạt thông tin bán đất Đức Huệ gần dự án hoặc thậm chí thuộc quy hoạch dự án đã bắt đầu được rải trên nhiều kênh thông tin truyền thông. Bên cạnh đó, giá đất huyện Đức Huệ cũng có tăng đáng kể và tỷ lệ tăng giá ngày càng cao.
Không thể phủ nhận tác động của Khu công nghiệp Quốc tế Trường Hải đối với bất động sản Đức Huệ thời điểm hiện tại và giai đoạn tới. Ngoài vai trò đánh thức tiềm năng khu vực, đây cũng chính là thời cơ cho các nhà đầu tư khai thác "mảnh đất vàng" ít người đụng đến trước đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét